Heisei là gì? Reiwa là gì? Cách tra lịch Nhật Bản theo niên hiệu

20/05/2020                                 3025
Ngoài cách đếm, tính năm theo dương lịch như các quốc gia khác, Nhật Bản còn một cách tính năm độc đáo khác là cách tính năm theo niên hiệu và số năm trị vì của vị Nhật Hoàng đương thời. Đây là cách tính lịch được người Nhật dùng phổ biến, nhất là trong các giấy tờ hành chính, vì thế thực tập sinh Việt nên biết cả hai lịch để có thể tính chính xác được năm cần điền nhé.

1. Lịch Nhật Bản được xem như nào?

Lịch Nhật Bản là hệ thống đánh số các năm theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng đương thời. Cách đánh số này được áp dụng rất thông dụng trong các form mẫu, giấy tờ ở khắp nơi tại Nhật.

Theo đó năm đầu tiên trị vì của một Nhật Hoàng sẽ gọi bằng Niên hiệu + Gannen (ví dụ Heisei Gannen), từ các năm sau sẽ gọi băng Niên hiệu + số năm.

Ví dụ: Nhật Hoàng (Thiên Hoàng) của Nhật hiện nay lấy niên hiệu là Bình Thành (Heisei) và lên ngôi năm 1989 do đó năm 2011 được gọi là năm Heisei 23, có nghĩa là năm thứ 23 trị vì của Nhật Hoàng Akihito. Năm Bình Thành đầu tiên gọi là Heisei Gannen (1989), năm Bình Thành 2 là Heisei 2 (1990),….

Nhật hoàng hiện tại của Nhật thuộc năm Heisei

Tại Nhật từ năm 645 đến nay có tới 245 đời Nhật Hoàng, dưới đây japan.net.vn sẽ liệt kê một số đời Nhật Hoàng kèm theo năm gần đây nhất như:

  • Heisei (平成) – Bình Thành: 1989 – 2019
  • Shōwa (昭和) – Chiêu Hòa: 1926–1989
  • Taishō (大正) – Đại Chính: 1912–1926
  • Meiji (明治) – Minh Trị: 1868–1912
  • Keiō (慶応) – Khánh Ứng: 1865—1868
  • Genji (元治) – Nguyên Trị: 1864—1865
  • Bunkyū (文久) – Văn Cửu: 1861—1864
  • Man’en (万延) – Vạn Diên: 1860—1861
  • Ansei (安政) – An Chính: 1854—1860
  • Kaei (嘉永) – Gia Vĩnh: 1848—1854
  • Kōka (弘化) – Hoằng Hóa: 1844—1848


Ngoài cách sử dụng lịch riêng người Nhật cũng có cách tính tuổi khá đặc biệt,

Ngày 1-4, tại Văn phòng thủ tướng Nhật Bản (Tokyo), chính thức quyết định niên hiệu triều đại mới khi hoàng Thái tử Naruhito đăng quang, chính thức lên ngôi, trở thành Thiên hoàng thứ 126 của Nhật Bản. Năm 2019 sẽ là năm Reiwa- "Lệnh Hoà nguyên niên" (令和元年)

2. Cách tính năm dương lịch theo lịch Nhật Bản

Nếu nhớ được năm bắt đầu trị vì của Nhật Hoàng đó thì việc tính năm đó là năm thứ bao nhiêu. 
Công thưc tính năm dương lịch theo niên hiệu như sau

Năm cần tính = Năm dương lịch cần tính – năm bắt đầu niên đại + 1.

Trường hợp năm cần tính trùng với năm bắt đầu niên đại thì gọi là Gannen.

Ví dụ: sinh năm 1980, năm này thuộc thời Shōwa (Chiêu Hòa) 1926–1989. Ta lấy 1980 – 1926 + 1 = 55, năm 1980 là năm Showa thứ 55

Ngoài ra còn có cách tính khác dùng cho người nước ngoài có thể dễ dàng chuyển năm theo dương lịch sang lịch Nhật Bản hiện nay bằng một phép tính đơn giản là ta sẽ lấy 2 số cuối trong năm dương lịch + 12 ( VD: năm 1990 : 90+12 = 02 => năm Heisei thứ 2 - 平成2 年 ).

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA TỪ VJEC.
Tin cùng chuyên mục
3 hiểu lầm khi tìm việc làm thêm tại Nhật

3 hiểu lầm khi tìm việc làm thêm tại Nhật

Làm thêm (アルバイト - Arubaito) là trải nghiệm cực kỳ thú vị khi du học tại Nhật. Không chỉ có thêm tiền sinh hoạt, bạn còn có nhiều cơ hội để giao tiếp, học tập tác phong làm việc của người Nhật. Để có được công việc phù hợp, hãy tránh khỏi 3 hiểu lầm phổ biến dưới đây nhé!
29/05/2020  1837
Heisei là gì? Reiwa là gì? Cách tra lịch Nhật Bản theo niên hiệu

Heisei là gì? Reiwa là gì? Cách tra lịch Nhật Bản theo niên hiệu

Ngoài cách đếm, tính năm theo dương lịch như các quốc gia khác, Nhật Bản còn một cách tính năm độc đáo khác là cách tính năm theo niên hiệu và số năm trị vì của vị Nhật Hoàng đương thời. Đây là cách tính lịch được người Nhật dùng phổ biến, nhất là trong các giấy tờ hành chính, vì thế thực tập sinh Việt nên biết cả hai lịch để có thể tính chính xác được năm cần điền nhé.
20/05/2020  3026
Khám phá 5 quán trà sữa ngon nhất nhì Tokyo

Khám phá 5 quán trà sữa ngon nhất nhì Tokyo

Bạn là tín đồ trà sữa và sắp sửa đi Nhật, đang lo lắng vì sẽ không còn dịp uống món khoái khẩu này? Nếu đến Tokyo, bạn không cần phải “cai trà sữa” vì ngay trong lòng thành phố sừng sững 5 quán trà sữa ngon nhất nhì, nhất định sẽ không làm bạn thất vọng.
20/12/2019  2264
5 phố người Việt lớn ở Nhật Bản

5 phố người Việt lớn ở Nhật Bản

Nếu ở TP.HCM, khu Lê Thánh Tôn được mệnh danh là “phố người Nhật” thì tại Nhật Bản cũng có những khu phổ tập trung nhiều cộng đồng người Việt. Dưới đây là 5 phố người Việt lớn ở Nhật Bản.
09/12/2019  2244
Tin mới

HỒ SƠ cần
chuẩn bị khi

Đăng ký

Tham gia
chương trình
Thực tập sinh

Tư vấn
qua
điện thoại
Gửi