VỀ QUYẾT ĐỊNH NỚI LỎNG GIÃN CÁCH XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM TỪ NGÀY 23/4

23/04/2020                                 943
Vào ngày 22/4/2020, Chính phủ Việt Nam đã có những phát biểu về việc nới lỏng giãn cách xã hội tại Việt Nam. Những nội dung chính trong phát biểu này như sau:

- Vào ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu liên quan đến những vấn đề như nới lỏng giãn cách xã hội tại Việt Nam. Dựa trên phát biểu này, thủ đô Hà Nội (trừ một số địa phương), thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hà Giang (trừ một số địa phương) được xếp vào nhóm "địa phương có nguy cơ lây nhiễm” và quyết định từng tỉnh thành cho phép các cơ sở kinh doanh mặt hàng, dịch vụ không phải là nhu yếu phẩm được hoạt động trở lại trên nguyên tắc đảm bảo việc phòng tránh lây nhiễm. Tuy nhiên, một số địa phương của thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Giang (những địa phương có ca nhiễm mới trong vòng 14 ngày gần đây) thì được xếp vào nhóm “địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao” và sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ cho đến ngày 30/4. Các địa phương còn lại thì được xếp vào nhóm “địa phương có nguy cơ lây nhiễm thấp” và cho phép các cơ sở kinh doanh mặt hàng, dịch vụ không phải là nhu yếu phẩm trên nguyên tắc thực hiện đầy đủ các đối sách phòng tránh lây nhiễm.

- Việc hạn chế nhập cảnh vào Việt Nam vẫn được duy trì theo quy chế hiện hành.

- Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành sẽ có những quyết định cụ thể và thông tư đến các đơn vị liên quan về việc cho phép các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại hay biện pháp phòng chống lây nhiễm.

Vào ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành kết luận liên quan đến việc nới lỏng giãn cách xã hội tại Việt Nam như sau:

1 - Ngăn chặn triệt để dịch từ bên ngoài, dập dịch bên trong và thực hiện điều trị một cách tích cực. Tiến hành cách ly với toàn bộ người nhập cảnh và những người có nguy cơ cao.

2 - Tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao (những vùng có phát sinh ca nhiễm mới trong vòng 14 ngày gần đây như huyện Mê Linh, huyện Thường Tín của thủ đô Hà Nội, một vài địa phương của tỉnh Hà Giang), thì cần nghiêm khắc tuân thủ theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ cho đến ngày 30/4.

3 - Tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm (thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, trừ những khu vực được nói đến trong mục 2), thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố cần dựa trên tình hình thực tế của từng khu vực mà quyết định việc kinh doanh của các quán vỉa hè, các cửa hàng kinh doanh mặt hàng, dịch vụ không phải là nhu yếu phẩm, trên nguyên tắc đảm bảo việc phòng ngừa lây nhiễm.

4 - Tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm thấp (các tỉnh/thành phố khác), cho phép các cửa hàng kinh doanh mặt hàng, dịch vụ không phải là nhu yếu phẩm được kinh doanh trở lại.

5 - Tuy nhiên cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, giữ khoảng cách an toàn theo quy định với khách hàng.Hiện tại, chưa có hướng tiếp nhận khách du lịch nước ngoài.

Cùng với quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, dựa trên những nội dung về nới lỏng giãn cách xã hội mà có thể thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát biểu trong nay mai, công ty IPM vẫn đang thực hiện công tác đối ứng một cách thường xuyên liên tục. Song song với việc chuẩn bị để trở lại hoạt động bình thường, IPM tiếp tục đối ứng một cách thích hợp với những biện pháp nới lỏng của thành phố Hà Nội.

Thông qua các kênh thông tin, chúng tôi cũng được biết hiện nay tại Nhật Bản, cùng với các cơ sở y tế, rất nhiều các doanh nghiệp đoàn thể đang cùng nhau hiệp lực chung sức, từng ngày từng giờ chiến đấu với đại dịch COVID-19 này. Chúng tôi cũng luôn nguyện cầu cho trận chiến này sẽ nhanh chóng đi đến hồi kết và mọi thứ có thể trở về lại với quỹ đạo bình thường.

Trong thời gian sắp tới, IPM mong tiếp tục nhận sự được góp ý và hỗ trợ từ quý khách hàng. Xin chân thành cảm ơn.

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA TỪ VJEC.
Tin cùng chuyên mục
Tin mới

HỒ SƠ cần
chuẩn bị khi

Đăng ký

Tham gia
chương trình
Thực tập sinh

Tư vấn
qua
điện thoại
Gửi